Tài nguyên dược liệu Tây Bắc vẫn chưa được khai thác triệt để

Thứ ba - 02/04/2019 21:50

Vùng Tây Bắc tập trung rất nhiều loài cây dược liệu tự nhiên, trong đó có nhiều loại dược liệu quý hiếm. Tuy nhiên, những hạn chế về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội đang là rào cản lớn trong phát triển cây dược liệu.

Ngày 15.12, tại Lào Cai, Ban Chỉ đạo Tây Bắc phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Bộ Y tế và tỉnh Lào Cai đã tổ chức "Hội nghị phát triển dược liệu vùng Tây Bắc".

Phát biểu khai mạc tại, đồng chí Nguyễn Văn Bình - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc nhấn mạnh: Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến phát triển dược liệu và y dược cổ truyền. Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ cũng đã cụ thể hóa các chủ trương đường lối của Đảng về phát triển cây dược liệu với chiến lược quy hoạch chính sách cụ thể. 

 
 Nguồn dược liệu của Việt Nam ngày càng phong phú

 

Đồng chí Nguyễn Văn Bình cũng đánh giá cao Tây Bắc là vùng có nhiều tiềm năng, lợi thế về phát triển dược liệu với hơn 500 loài cây dược liệu và vốn tri thức bản địa quý giá, trong đó có nhiều loại cây dược liệu quý, hiếm có giá trị y dược rất cao - đây thực sự là một kho tàng vô giá để tạo ra các sản phẩm thuốc góp phần quan trọng cho việc bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân và phát triển kinh tế xã hội.

Tuy nhiên, ngành công nghiệp dược liệu phát triển còn chậm, lợi thế của y dược cổ truyền, y học dân tộc chưa phát huy tốt. Đến nay, ngành dược liệu chưa trở thành ngành kinh tế tương xứng với tiềm năng, giá trị kinh tế tạo ra còn thấp, số lượng các doanh nghiệp dược còn ít, đa số quy mô còn nhỏ, năng suất thấp, chưa có vị thế trong sản xuất, xuất khẩu, năng lực cạnh tranh và khả năng tham gia chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu còn nhiều hạn chế.

Những hạn chế về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội đang là rào cản lớn trong phát triển cây dược liệu. Vùng trồng hàng hóa dược liệu công nghệ cao còn ít; các chuỗi liên kết sản xuất – tiêu thụ còn lỏng lẻo; khoa học, công nghệ, chưa được đầu tư bài bản; mặt bằng kỹ thuật nuôi trồng dược liệu còn thấp... 

Để tiếp tục phát huy các thế mạnh, khắc phục khó khăn, tận dụng các cơ hội để phát triển dược liệu vùng Tây Bắc, đồng chí Nguyễn Văn Bình yêu cầu các ban, bộ, ngành, địa phương tập trung hoàn thiện các cơ chế, chính sách cho phát triển dược liệu vùng Tây Bắc; đẩy mạnh các giải pháp liên quan đến nuôi trồng, khai thác, chế biến, sử dụng dược liệu; hỗ trợ xây dựng bộ máy và nhân lực chuyên sâu phục vụ công tác quản lý, phát triển y dược trong vùng; tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về vai trò của y dược cổ truyền nói chung và dược liệu, quảng bá xây dựng thương hiệu, nâng cao nhận thức của nhân dân về bảo vệ nguồn tài nguyên cây dược liệu… góp phần đưa ngành dược liệu Việt Nam phát triển đột phá với nhiều vùng dược liệu có chất lượng cao.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Chuyên cung cấp sỉ và lẻ hàng nông sản, dược liệu từ các tỉnh vùng cao Tây Bắc

SẢN PHẨM

SẢN PHẨM

an toàn

HÀNG HÓA

HÀNG HÓA

đa dạng

GIAO HÀNG

GIAO HÀNG

toàn quốc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây