Sự Thật Về Sâm Cau Đỏ (Trả Tiền Thật Mua Sâm Giả)

Thứ ba - 04/06/2019 05:21
Sự thật thì nhiều người vẫn lầm tưởng loại cây có rễ màu đỏ ngâm rượu có mùi thơm dễ uống mà bất cứ ai dùng đều nghĩ đó là sâm cau đỏ . Một loại hư thần dược mà mọi người vẫn gọi là sâm cau đỏ tên chính xác và khoa học
sam cau tuoi
 

Sâm cau, sâm tiên mao, sâm cau đen, khác hoàn toan với củ được gọi là sâm cau đỏ.

Cây bồng bồng này ít được dùng làm thuốc, nó hoàn toàn không có tác dụng bổ dương và dùng nhiêu thậm chí nó không dương mà còn dụt, các bác lưu ý nhé, đã có những nghiên cứu khá rõ dàng

Các bác tìm theo tên khoa học của cây này Dracaena angustifolia Roxb sẽ ra thông tin chính xác, còn cái tên đặt là tên địa phương, rất khó có thông tin chính xác
 

46885443 2305086519725060 2516076663305928704 n

Sâm cau, sâm cau chỉ có 1 loại trong dược điển Việt Nam, sâm cau hay còn gọi là tiên mao, ngải cau... Như mình chụp từ cuốn những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của giáo sư Lợi. Lên việc gọi loài củ màu đỏ là sâm cau là hoàn toàn sai không có chuyện chúng ta thế hệ đi sau có thể thay đổi dược điển hình thành qua hàng ngàn năm. 
Curculigin A trong Sâm cau giúp kích thích ham muốn tình dục mạnh, tăng tần suất, thời gian quan hệ.

 Củ màu đỏ, tam gọi vậy tôi không biết tên địa phương nhưng tên gọi chung. Cây này thuộc chi Dracaena là tên khoa học, ở Việt Nam ta gọi là chi này là chị Bồng Bồng. Lên các nhà khoa học gọi bồng bồng không sai chi đó gồm những cây gì các bạn click vào đây tìm hiểu. http://www.botanyvn.com/cnt.asp?param=edir các bạn gõ dracaena hoặc mình gõ sẵn http://www.botanyvn.com/cnt.asp?param=edir&q=dracaena&t=click vào nó sẽ ra thông tin các bạn tra cứu đây là trung tâm dữ liệu thực Vật của việt nam, nó có tất cả các loài đã được phát hiện ở Việt Nam lên yên tâm, có nhưng cây nó biết ta không biết chứ ko có cây nào nó không biết cả.
 

32895086 2155414154692298 7640283444152369152 n 1

Một thắc mắc của chung mọi người, mình chưa nói tới tác dụng nhé. Là rễ cây mầu đỏ là bồng bồng hay là 1 loài khác không phải bồng bồng, ở hình thứ 2 loài ở Việt nam gọi là bồng bồng thường được trồng làm cảnh, hoặc lấy hoa để ăn, nó cùng họ với ảnh số 1 đều là họ bồng bồng như gà vịt ngan ngỗng gọi chung là gia cầm, trâu bò, dê.. gọi là gia súc. Tên Việt Nam gọi là Phất Dụ, bồng bồng ảnh thứ 2 gọi là phất dụ hẹp, cây có rễ đỏ mọi người gọi là sâm cau đỏ là phất dụ lá bầu dục tên khoa học Dracaena fragrans,Ttác dụng nhé, sâm cau mình đã trích ở trên và quá nhiều tài liệu nói về nó, Bồng bồng thì ít tài liệu, mình đi nhiều vùng và cá nhân mình từ bé lớn lên, thì cây này có tác dụng lợi tiểu, khi bị đát dắt, đái dát, đái ra máu sử dụng ok.
 

32939086 2155414204692293 9002400715414437888 n

2 cây tác dụng khác nhau, cây nào cũng có thể làm thuốc, cái quan trọng chúng ta cần làm sáng tỏ để hiểu hơn. Bạn nào có ý kiến hay phản bác gì mời cmt lịch sự nhé và đừng cmt kiểu mình bán nhiều, sử dụng không chết có sao đâu. Bán thảo dược như vậy là vô cảm với khách hàng. Hay như họ hỏi thì mình bán thôi, có tiền là bán, những câu đó nghe vô cảm và thiếu tình người. Khách hàng tới với mình hâu như không có kiến thức, như chúng ta đi bệnh viện bác sỹ chắc không bảo anh thích uống thuốc gì tôi bán cho, hay chị thích mổ không tôi mổ cho.

Có thêm 1 loài thảo dược tốt ở đất nước chúng ta thì không gì quý bằng, là người kinh doanh mình không có động cơ gì phản bác nó không tốt, kiến thức là vô tận, cùng nhau tìm hiểu và chia sẽ sẽ tốt hơn, mỗi người bỏ đi cái tôi cá nhân của mình, cùng tìm hiểu, sẽ có 1 cộng đồng buôn bán tốt, khách hàng sẽ tin tưởng và không bị hoang mang, đó cũng là 1 cái giúp thúc đẩy thêm nhu cầu sử dụng thảo dược

Cây Bồng Bồng - Dracaena Angustifolia ở Nước ta dân buôn đặt thêm cho cái tên mỹ miều SÂM CAU ĐỎ. nhiều bác hỏi sâm cau đỏ, nó là cây hình bên dưới, vậy nó có tác dụng bổ dương không? KHÔNG. đã có nhiều nghiên cứu các bác tham khảo đoạn dưới em copy từ web y dược Việt Nam
 

36473143 1461730070638937 860501937613701120 n

Ra hoa tháng 2-4.

Bộ phận dùng: Rễ, lá và hoa - Radix, Folium et Flos Dracaenae.

Nơi sống và thu hái: Loài phân bố từ Ấn Độ, nam Trung Quốc qua Việt Nam đến Malaixia. Cây mọc ở nhiều nơi của nước ta, từ Lào Cai đến Ninh Bình... cũng thường được trồng. Thu hái rễ vào mùa thu, cạo bỏ vỏ ngoài, nấu chín, thái nhỏ, phơi khô. Thu hái hoa khi mới chớm nở, dùng tươi.

Tính vị, tác dụng: Rễ và hoa có tính giải nhiệt, giải độc.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Cụm hoa non ăn được. Rễ nghiền ra lẫn với các chất thơm khác, dùng làm hương thơm. Nước sắc lá dùng chữa lỵ, chữa bệnh bạch đới và bệnh lậu. Kinh nghiệm dân gian dùng rễ và hoa trị lỵ ra máu. Hoa sao vàng sắc đặc trị hen. Lá giã nát, vắt lấy nước để nhuộm xanh bánh đúc.

31946205 978357142323611 4071410176614203392 n


Trong đông y, sâm cau còn được gọi là sâm tiên mao, mầu đen, như hình đầu tiên có lá, sam tiên mao có nhiều tác dụng tốt, trong đó có tác dụng bổ dương manh, được đông y sử dụng nhiều từ xưa tới nay, tuy nhiên bản thân sâm tiên mao có độc, không sử dụng được với liều lượng nhiều và lâu dài, nếu sử dụng lâu dài có thể phản tác dụng. Cho lên trước khi chế biến hay ngâm rượu sâm tiên mao thường ngâm qua nước gạo 1 2 ngày.
Sâm cau đỏ hình 2 thực chất nó là rễ của cây bòng bong"em ko nhớ chính xác tên trước đây gọi nó là sâm cau vì có lẽ nó giống với rễ cây cau. Cách đây 5 6 năm chắc không ai gọi nó là sâm cau, nó mọc nhiều ở vùng tây bắc đông bắc, tác dụng thì em ko rõ chưa được kiểm trứng, ngâm rượu uống cũng được, ngâm cỡ 2 tháng uống thì ngon ngâm lâu uống không ngon lắm, lên bình nhìn khá đẹp,  mọi người đồn đại nó bổ dương cực mạnh không dám chắc về cái này
j

52739812 2359184434315268 7173898103735451648 n


 HÌNH ẢNH CHO MỌI NGƯỜI PHÂN BIỆT 
 
untitled 1


 
untitled 2
CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ĐỌC CÓ Ý KẾN COMMENT GÓP YE BÊN DƯỚI CÙNG NÔNG SẢN DƯỢC LIỆU VÙNG CAO NHÉ !

Tổng số điểm của bài viết là: 8 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Chuyên cung cấp sỉ và lẻ hàng nông sản, dược liệu từ các tỉnh vùng cao Tây Bắc

SẢN PHẨM

SẢN PHẨM

an toàn

HÀNG HÓA

HÀNG HÓA

đa dạng

GIAO HÀNG

GIAO HÀNG

toàn quốc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây