Chiều 15/12, tại tỉnh Lào Cai, Ban Chỉ đạo Tây Bắc phối hợp với Ban Kinh tế TW, các Bộ: Y tế, NN-PTNT và UBND tỉnh Lào Cai tổ chức “Hội nghị phát triển dược liệu vùng Tây Bắc”.
Hội nghị có sự tham gia của 14 tỉnh vùng miền núi phía Bắc cùng các đơn vị, tổ chức, nhà khoa học liên quan đến lĩnh vực dược liệu. Ông Nguyễn Văn Bình, Trưởng Ban Kinh tế TW chủ trì hội nghị.
Ông Nguyễn Văn Bình, Trưởng Ban Kinh tế TW phát biểu tại hội nghị |
Theo báo cáo, vùng Tây Bắc tập trung rất nhiều loài cây dược liệu tự nhiên, trong đó có nhiều loại dược liệu quý hiếm như tam thất, đẳng sâm, chè dây, giảo cổ lam... Từ nhiều đời nay, các dân tộc trên địa bàn đã khai thác, chế biến, sử dụng dược liệu và tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu. Cây dược liệu Tây Bắc dần chứng minh được tiềm năng kinh tế to lớn, chiếm ưu thế vượt trội so với các cây nông nghiệp khác, giúp nhiều địa phương xóa đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu.
Những năm qua, Tây Bắc đã có định hướng phát triển vùng dược liệu rõ nét với tổng cộng 36 loài được trồng khắp 14 tỉnh trong khu vực. Nhiều tỉnh đã chủ động tổ chức quy hoạch các vùng nuôi trồng, khai thác, biến cây dược liệu trở thành vùng chuyên canh hàng hóa như các vùng quế (Yên Bái), Actiso (Lào Cai)…
Tuy nhiên, những hạn chế về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội đang là rào cản lớn trong phát triển cây dược liệu. Vùng trồng hàng hóa dược liệu công nghệ cao còn ít; các chuỗi liên kết sản xuất – tiêu thụ còn lỏng lẻo; khoa học, công nghệ, chưa được đầu tư bài bản; mặt bằng kỹ thuật nuôi trồng dược liệu còn thấp... Đặc biệt, hiện nay công tác bảo tồn nguồn gen dược liệu còn chưa thực sự được quan tâm đúng mức.
Hội nghị có sự tham dự của 14 tình thành miền núi phía Bắc |
Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh, với điều kiện thiên nhiên ưu đãi, tiềm năng to lớn của vùng dược liệu đã và đang tạo ra các sản phẩm thuốc góp phần quan trọng cho việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, phát triển kinh tế trên địa bàn Tây Bắc. Tuy nhiên, việc phát triển vùng dược liệu chưa tương xứng với tiềm năng bởi đang thiếu quy hoạch cho phát triển dược liệu quy mô lớn. Việc ứng dụng khoa học công nghệ trong nuôi trồng, khai thác dược liệu chưa được quan tâm đúng mức, khai thác dược liệu chưa hợp lý, chưa đi đôi với bảo tồn.
Ông Bình đề nghị, các Bộ, ban, ngành cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các địa phương xây dựng quy hoạch chung liên kết vùng. Đồng thời rà soát, nghiên cứu, xem xét tăng tỷ trọng diện tích khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng kết hợp trồng bổ sung bằng cây dược liệu. Khẩn trương xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật nhằm tăng cường công tác quản lý và khuyến khích phát triển dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền.
Một số loài dược liệu đang được trồng tại tỉnh Lào Cai |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Chuyên cung cấp sỉ và lẻ hàng nông sản, dược liệu từ các tỉnh vùng cao Tây Bắc
an toàn
đa dạng
toàn quốc